Sụt giảm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á 1998, quốc gia Đông Nam Á thứ 3 rơi vào suy thoái

Sụt giảm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á 1998, quốc gia Đông Nam Á thứ 3 rơi vào suy thoái

tháng 8 14, 2020
GDP Malaysia vừa có cú sụt giảm lên tới 17,1% trong quý 2, vượt xa ước đoán 10,9% của các nhà kinh tế và rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật.

Cú sụt giảm của GDP Malaysia trong quý 2 được xem là chưa từng có kể từ quý IV/1998, thời điểm châu Á chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Những số liệu mới nhất cho thấy cách Covid-19 tàn phá nền kinh tế vốn phụ thuộc vào thương mại của Malaysia.


Cụ thể, xuất khẩu nước này sụt giảm mạnh vì gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong khi đó, tình trạng đóng cửa kéo dài để ngăn virus lây lan khiến chi tiêu tiêu dùng sụt giảm. Ngân hàng Trung ương Malaysia dự kiến nền kinh tế sẽ thu hẹp 3,5-5,5% trong năm nay so với mức tăng trưởng trong khoảng từ 0,5 đến -2% trước đó.


Mohd Afzanizam Abdul Rashid, nhà kinh tế trưởng tại Bank Islam Malaysia Bhd, cho biết: "Sự sụt giảm là rất lớn. Nó cho thấy đại dịch đã khiến nền kinh tế Malaysia rơi vào bế tắc như thế nào".

Thực tế, những thành công tương đối của Malaysia trong việc ngăn chặn Covid-19 lây lan trên diện rộng đã không biến chuyển thành hiệu quả kinh tế. Thậm chí, Malaysia còn là một trong những nước sụt giảm mạnh mẽ nhất ở Đông Nam Á. Giá dầu giảm và bất ổn chính trị tiếp tục tạo thêm trở ngại cho đầu tư kinh doanh, tác động dến doanh thu xuất khẩu của quốc gia cũng như các cách ứng phó của Chính phủ.

Theo số liệu chính thức được công bố, xuất khẩu Singapore đã giảm 21,7% trong quý 2 so với 1 năm trước. Chi tiêu tiêu dùng giai đoạn này giảm 18,5%, GDP giảm 16,5% so với 3 tháng trước, tệ hơn rất nhiều so với dự báo của các nhà phân tích. Đây là quý thứ 2 GDP Singpore sụt giảm và đẩy quốc gia Đông Nam Á này vào suy thoái về mặt kỹ thuật.

Trong các ngành dịch vụ, sự sụt giảm là 16,2% trong khi sản xuất giảm 18,3% và xây dựng giảm 44,5%. Chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI Index duy trì mức giảm 0,8% sau dữ liệu được công bố, thiết lập mức giảm mạnh nhất trong 2 tuần. Đồng Ringgit mất 0,1% giá trị trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 2,48%, mức thấp nhất trong 1 tuần.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy kinh tế Malaysia bắt đầu phục hồi vào cuối quý. Tăng trưởng sản xuất và bán hàng trở nên tích cực tron tháng 6 trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,9%.

Nhà kinh tế học Sian Fenner của Oxford Economics viết trong báo cáo về kinh tế Malaysia: "Hoạt động đã gia tăng sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng từ tháng 5 trở đi và chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi sau khi gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phong tỏa. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi có thể giảm trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao và đầu tư yếu".

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Malaysia Nor Shamsiah Mohd Yunus tỏ ra lạc quan một cách thật trọng rằng "những điều tồi tệ nhất đã ở phía sau chúng ta". Tuy nhiên, dự báo cho cả năm cũng bị cắt giảm vì đại dịch có tác động to lớn tới toàn thế giới và thời gian Malaysia đóng cửa dài hơn so với dự tính. 

Chính phủ Malaysia đang tìm cách nâng hạn trần nợ lần đầu tiên kể từ năm 2009 để có tiền kích thích kinh tế. Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng đã cắt giảm lãi suất vài lần trong năm nay để hỗ trợ tăng trưởng. https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam
Bất động sản đô thị vệ tinh: Hút giới đầu tư bằng những giá trị cốt lõi

Bất động sản đô thị vệ tinh: Hút giới đầu tư bằng những giá trị cốt lõi

tháng 8 13, 2020
Nhà đầu tư xem xét nhiều yếu tố như vị trí, hạ tầng, tiện ích, cảnh quan, uy tín nhà phát triển khi lựa chọn địa ốc đô thị vệ tinh.

Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản TP.HCM quý 2/2020 của CBRE Việt Nam chỉ ra, xu hướng phát triển các khu đô thị ở thị trường quanh TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An đang diễn ra mạnh mẽ. Nhiều khu đô thị tọa lạc dọc các trục giao thông lớn kết nối tốt với TP.HCM nhận được tỷ lệ hấp thụ rất tốt 70-100%.

Sự tham gia của những doanh nghiệp bất động sản uy tín với những khu đô thị quy mô lớn đang thúc đẩy làn sóng đầu tư và an cư mạnh mẽ tại các đô thị vệ tinh sát vách TP.HCM này.


Những đô thị sinh thái thông minh quy mô lớn được quy hoạch bài bản như Aqua City của Tập đoàn Novaland thu hút cả khách hàng an cư và đầu tư trong thời gian gần đây

Bất động sản sinh thái đô thị vệ tinh được ưa chuộng

Trong bối cảnh bất động sản TP.HCM đối diện thách thức thiếu quỹ đất để phát triển dự án quy mô lớn, việc các doanh nghiệp và nhà đầu tư tìm đến các đô thị vệ tinh đang là xu hướng tất yếu, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm như hiện nay.

Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP.HCM cho rằng, để có đủ không gian phát triển những dự án quy mô lớn hàng trăm hecta, quy hoạch bài bản, hài hòa giữa môi trường tự nhiên, tiện ích hiện đại và hạ tầng hoàn thiện, các doanh nghiệp buộc tìm đến quỹ đất ở các vùng vệ tinh lân cận trung tâm.

Tại một số khu vực hạ tầng kết nối tốt với trung tâm thành phố được đầu tư mạnh thời gian qua đã tạo điều kiện để phát triển dự án lớn. Đơn cử dự án đô thị sinh thái thông minh Aqua City do Tập đoàn Novaland triển khai tại phía Đông Sài Gòn. Với quy mô gần 1.000 ha cùng sông nước bao quanh, dự án đang là một trong những "điểm sáng" thu hút sự chú ý trên thị trường hiện tại.
Theo đại diện một đơn vị môi giới bất động sản tại quận 2, mỗi tuần đơn vị này đều đưa hàng chục khách hàng đi tham quan dự án nói trên.




Thừa hưởng điều kiện tự nhiên hiện hữu và quỹ đất rộng lớn, Aqua City dành đến 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông và tiện ích hoàn chỉnh. https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

"Nhà đầu tư có điều kiện tốt ở TP.HCM mong muốn tìm sản phẩm có khả năng 'tạo thị', tức sớm hình thành cộng đồng dân cư bền vững trong tương lai, do đó hạ tầng, tiện ích đi kèm rất quan trọng", đại diện đơn vị này nói.

Yếu tố tác động biên lợi nhuận

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận Tiếp thị dự án nhà ở CBRE TP.HCM cho biết, đối với các khu vực mới như những trục đô thị thuộc vùng vệ tinh, nhóm khách hàng đầu tiên luôn là các nhà đầu tư với lợi thế về nguồn tài chính sẵn có.

Chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư nhanh nhạy thường chú ý đến những sản phẩm quy mô lớn từ nhà phát triển uy tín. Thương hiệu của chủ đầu tư, nhà phát triển dự án bước đầu bảo chứng cho năng lực triển khai, chất lượng sản phẩm. Kế đến, các yếu tố vị trí, cảnh quan, hạ tầng và tiện ích được xem xét kỹ nhằm xác định biên lợi nhuận và khả năng hình thành cộng đồng dân cư sầm uất trong tương lai, phục vụ nhóm khách mua ở thực.

"Suy cho cùng các sản phẩm bất động sản chất lượng vẫn phải hướng đến phục vụ người mua ở thực trong tương lai. Do đó, lợi nhuận tốt và bền vững hay không cần xét đến khả năng xây dựng cộng đồng của dự án và mức độ quan tâm đến hạ tầng, tiện ích của đơn vị triển khai", một chuyên gia nhận định.
Đơn cử Aqua City - dự án tọa lạc tại phía Đông TP.HCM với các tuyến đường trọng điểm đi qua, kết nối dễ dàng với trung tâm thành phố và sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai. Bên cạnh lợi thế vị trí, dự án còn gây chú ý nhờ cảnh quan, quy hoạch tôn tạo giá trị tự nhiên, tạo mảng xanh lớn và không khí trong lành cho cư dân.


Không gian sống giao thoa giữa thiên nhiên và tiện ích đẳng cấp tại Aqua City

Đại diện Tập đoàn Novaland cho biết, từ khâu lên ý tưởng triển khai dự án, bài toán hạ tầng, tiện ích và cảnh quan được đặt lên hàng đầu nhằm mang đến những trải nghiệm sống đáng giá cho cư dân ngay tại miền xanh sinh thái phía Đông Sài Gòn. Dự án nổi bật với những cụm tiện ích hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân từ giáo dục, y tế, thể thao, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ...
Với vị trí tốt, tiện ích và cảnh quan đầu tư bài bản, Aqua City hứa hẹn hình thành đô thị chất lượng cao, góp phần giãn dân cho TP.HCM và đáp ứng nhu cầu đầu tư sinh lời tốt cho các nhà đầu tư nhạy bén hiện nay.
Không phải các cổ phiếu "stay-at-home", đây mới là nhóm tăng mạnh nhất nhờ Covid-19

Không phải các cổ phiếu "stay-at-home", đây mới là nhóm tăng mạnh nhất nhờ Covid-19

tháng 8 12, 2020
Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về găng tay cao su tiếp tục bùng nổ và vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo các chuyên gia phân tích của Citigroup, đà tăng giá chóng mặt của nhóm cổ phiếu các công ty sản xuất găng tay ở châu Á vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về găng tay cao su tiếp tục bùng nổ và vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chuyên gia phân tích Megat Fais cho rằng cổ phiếu của hai công ty Malaysia là Top Glove và Kossan Rubber Industries có thể tăng 75% trong 12 tháng tới. Cả doanh thu và lợi nhuận của ngành này đều sẽ tăng trưởng mạnh chưa từng thấy. - lam gi voi so von 50 trieu trong thời kì Covid để sinh lời

Cổ phiếu của các nhà sản xuất găng tay là nhóm tăng mạnh nhất trong nhiều chỉ số chứng khoán toàn cầu, với mức tăng kể từ đầu năm đến nay vượt trội so với cả những nhóm nổi bật như các cổ phiếu "stay-at-home", vàng hay cổ phiếu Tesla.


Cổ phiếu Top Glove tăng mạnh hơn cổ phiếu Tesla. Nguồn: Bloomberg.

Là công ty sản xuất găng tay lớn nhất thế giới, cổ phiếu của Top Glove đã tăng hơn 400%, trong khi những cổ phiếu nhỏ hơn như Supermax thậm chí tăng hơn 1.300%.

Hiện nay TTCK vẫn rất nhạy cảm với bất kỳ thông tin nào liên quan đến virus. Top Glove và các công ty cùng ngành tại Malaysia cũng giảm khoảng 5-10% sau khi Nga công bố là nước đầu tiên có vaccine Covid-19 và Moderna đạt được thỏa thuận cung cấp 100 triệu liều vaccine thử nghiệm cho chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên Fais không lo lắng về những cú giảm nhỏ như vậy, bởi kể cả khi đã có vaccine thì nhu cầu sử dụng găng tay vẫn sẽ tăng mạnh.
70% quản lý cấp trung nghỉ việc chỉ vì một câu nói của CEO và bài học: Khi đang ở thế ‘tuyệt đỉnh cô đơn’, đừng tự đẩy cộng sự thành đối thủ!

70% quản lý cấp trung nghỉ việc chỉ vì một câu nói của CEO và bài học: Khi đang ở thế ‘tuyệt đỉnh cô đơn’, đừng tự đẩy cộng sự thành đối thủ!

tháng 8 12, 2020
Trong bối cảnh Covid-19 kéo tụt doanh thu offline của các doanh nghiệp bán lẻ, một doanh nghiệp sở hữu 12 cửa hàng tại Hà Nội và TPHCM đã triệu tập các trưởng bộ phận để bàn giải pháp tháo gỡ. Đóng bớt số cửa hàng? CEO lắc đầu cho rằng không hợp lý. Cắt giảm chi phí X? Không hiệu quả. Cuộc họp bàn cách tháo gỡ khó khăn kéo dài trong bế tắc và mệt mỏi, khi mọi ý kiến đưa ra đều bị CEO bác bỏ.





Câu chuyện về một doanh nghiệp bán lẻ mất 70% nhân sự cấp trung được đưa ra làm case study tại tọa đàm trực tuyến nhan đề "Vượt bão - Tâm thế lãnh đạo trong khủng hoảng" do Like A Tree tổ chức mới đây.


Bà Vũ Hạnh Hoa - Tổng thư kí Câu lạc bộ Giám đốc Sales & Marketing Việt Nam (CSMO), Co-Founder của Like A Tree - đã chia sẻ lại câu chuyện được nghe từ một trưởng bộ phận của doanh nghiệp trên.

Trong bối cảnh Covid-19 kéo tụt doanh thu offline của các doanh nghiệp bán lẻ, một doanh nghiệp có 12 cửa hàng tại Hà Nội và TPHCM đã triệu tập các trưởng bộ phận để bàn giải pháp tháo gỡ.

Các trưởng bộ phận đưa ra rất nhiều giải pháp. Đóng bớt số cửa hàng? CEO lắc đầu cho rằng không hợp lý. Cắt giảm chi phí X? CEO cho rằng cách đấy không hiệu quả. Cuộc họp bàn cách tháo gỡ khó khăn kéo dài trong bế tắc và mệt mỏi, khi mọi ý kiến đưa ra đều bị CEO bác bỏ.https://dautusieuloinhuan29.com/9-cuon-sach-giup-ban-quan-ly-tai-chinh-thong-minh/

Cuối cuộc họp, vị CEO này tuyên bố kết luận cuối cùng: Tất cả trưởng bộ phận PHẢI giảm lương 50% - 70%.

"Một trưởng bộ phận công ty kể lại với tôi rằng đội ngũ trưởng bộ phận hôm ấy thấy hụt hẫng. Đây chỉ là cuộc họp mang tính hình thức. Quyết định này CEO tự quyết từ trước nhưng không nói thẳng với họ", bà Hoa thuật lại.

"Cuộc họp bàn kết luận giảm lương 50% - 70% ấy là cuộc họp lần đầu tiên mọi người cảm thấy khủng hoảng với CEO. Từ thời điểm ấy trở đi, những gì CEO nói họ cảm thấy không đáng tin cậy, và quyết định CEO đưa ra dường như là bất lợi với nhân viên".

Điều gì đã đẩy CEO đi tới quyết định như vậy?


Khi đang ở thế ‘tuyệt đỉnh cô đơn’, đừng tự đẩy cộng sự thành đối thủ!



Ông Nguyễn Hồng Lam - CEO hệ thống Ô Mai Hồng Lam.

"Quá non", "Vô cùng hoảng loạn" là nhận định của ông Nguyễn Hồng Lam - CEO hệ thống Ô Mai Hồng Lam và ông Lê Quốc Vinh - Founder Le Bros - về vị CEO trẻ trong case study trên.

Trong đó, vấn đề lớn nhất của vị CEO này là sự cô đơn, khi không cho rằng các cộng sự trong công ty có thể chia sẻ khó khăn với mình.

"Ngay cả khi đương thành công, bình an, anh ta đã cô đơn sẵn. Khi có khó khăn sự cô đơn ấy trở thành ‘tuyệt đỉnh cô đơn’".


"Anh ta không có bạn, và tự đẩy cộng sự thành đối thủ ngay trong chính công ty. Anh ta đang trên đỉnh cô đơn chứ không phải trên đỉnh quyền lực", ông Hồng Lam nhận định.

Những vấn đề trong "tâm" ấy dẫn tới những sai lầm trong quyết định của CEO khi đối mặt với khó khăn. Đối phó với rủi ro, theo kinh nghiệm của ông chủ Hồng Lam, nên "xã hội hóa" rủi ro ấy, để mọi người cùng chia sẻ khó khăn, đưa ra giải pháp, và chia sẻ rủi ro một cách tự nguyện.

"Thực ra, giảm lương 50% - 70% của cán bộ không giải quyết được nhiều, mà giải pháp phần lớn phải thực hiện từ thị trường", ông chủ Hồng Lam cho biết.

Ông Lê Quốc Vinh cũng chia sẻ kinh nghiệm vượt khó khăn của chính doanh nghiệp mình, khi làn sóng Covid-19 đợt 2 kéo theo rất nhiều hợp đồng bị hủy/hoãn.

"Một CEO đứng trước làn sóng hủy hợp đồng không sợ mới lạ. Nhưng nỗi lo ấy được cộng sự chia sẻ, tham vấn, bàn nhau hằng đêm về thách thức và cách giải quyết, rồi bàn thảo với nhau tại cuộc họp sẽ vơi đi nhiều".

"Quan trọng nhất là giữ được "tâm an" của tất cả anh em trong công ty. Khó khăn là chung. Nhưng nếu anh em yên tâm, chia sẻ khó khăn với mình, họ sẽ cố gắng cùng mình vượt qua chằng đường khó khăn đó", ông Vinh chia sẻ.
Giá vàng tiếp tục rớt mạnh phiên đầu tuần

Giá vàng tiếp tục rớt mạnh phiên đầu tuần

tháng 8 09, 2020
Mở cửa sáng nay (10/8), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh tuột xa mốc 60 triệu đồng/lượng.(công ty nhật nam)

Đến 9h40 (10/8), giá vàng tiếp tục lao dốc, giảm tiếp 700-800 nghìn đồng/lượng so với cách đây 1 giờ đồng hồ. Theo đó, so với cuối tuần trước, giá vàng đã giảm tới gần 1,5 triệu đồng/lượng. 

Cụ thể, Vàng bạc đá quý Sài Gòn giảm giá vàng miếng xuống còn 57,46-59,22 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý cũng giảm mạnh xuống còn 57,5-59,2 triệu đồng/lượng. 

----------------------

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần này, giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống và tuột mốc 60 triệu đồng/lượng. Lúc 8h40 (10/8), Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 57,96-59,92 triệu đồng/lượng, giảm 600 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 400 nghìn đồng/lượng chiều bán ra.

Tập đoàn Phú Quý cũng giảm xuống mức 58,00-59,70 triệu đồng/lượng, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm xuống.https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/

Trong tuần trước, giá vàng trong nước đã có những phiên tăng mạnh tới 2-2,5 triệu đồng/lượng, và liên tiếp phá vỡ các kỷ lục từ 58 - 62 triệu đồng/lượng. Đến thứ Sáu (7/8), giá vàng SJC đã vượt xa mốc 62 triệu đồng/lượng nhưng sau đó cũng nhanh chóng quay đầu lao dốc. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng trong nước phổ biến ở mức 58,3-58,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 60,1-60,3 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Tuy giảm mạnh vào cuối tuần, giá vàng cũng đã cao hơn khoảng 2,5 triệu đồng/lượng so với tuần trước đó, tức tăng tới 4,5%.

Giá vàng thế giới cũng tạm ngừng đà tăng, lúc 8h45 (10/8 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay ở mức 2.032 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD, giá vàng thế giới đang tương đương với 57 triệu đồng/lượng, "rẻ" hơn 3 triệu so với giá vàng trong nước.

Các chuyên gia khá lưỡng lự khi dự đoán xu hướng giá vàng tuần này. 17 chuyên gia Wall Street đã tham gia cuộc khảo sát của Kitco, trong đó 7 người (41%) dự báo giá vàng tăng, và cũng 7 người (41%) dự báo giá vàng giảm, 3 người còn lại dự báo giá vàng đi ngang.

Trong khi đó, trong 2.430 phiếu bầu trên Main Street thì có tới 69% dự báo giá vàng tăng, chỉ 18% dự báo giảm và 13% trung lập.

Theo các nhà phân tích, bất chấp xu hướng chung đi lên, vàng vẫn sẽ còn những đợt điều chỉnh ở phía trước. Trên thực tế, các đợt điều chỉnh là một dấu hiệu rất tốt cho thị trường lúc này bởi chúng sẽ tạo ra các cơ hội mua mới.

Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh sẽ khó xảy ra vì đang có rất nhiều nhà đầu tư chờ cơ hội để mua vào. "Rất nhiều người đang chờ đợi để mua vào khi giá được điều chỉnh. Sắp tới, Fed sẽ đưa ra một biện pháp kích thích khác và điều này sẽ tạo điều kiện cho vàng tăng giá", chiến lược gia trưởng thị trường Phillip Streible của Blue Line Futures nhận định.

Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, hầu hết các động lực tăng giá chính cho vàng vẫn được duy trì, bao gồm việc các NHTW bơm tiền, dịch bệnh diễn biến phức tạp, căng thẳng địa chính trị gia tăng và cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ. Thêm vào đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng leo thang khi mới đây khi Mỹ ra lệnh cấm đối với ứng dụng TikTok và WeChat.
Đừng mơ giá vàng sẽ nằm mãi trên đỉnh: Dễ sốc vì những yếu tố bất ngờ

Đừng mơ giá vàng sẽ nằm mãi trên đỉnh: Dễ sốc vì những yếu tố bất ngờ

tháng 8 05, 2020
Xu hướng giá vàng hiện chưa thành hình rõ rệt vì còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và sự hồi phục của nền kinh tế thế giới.

Đặt sự chọn lựa giữa vàng và chứng khoán ở thời điểm hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang nhìn thấy sự lấp lánh của vàng. Đặc biệt khi giá vàng đang tăng mạnh nhất từ trước tới nay, nhiều người có xu hướng chuyển từ các kênh đầu tư khác sang vàng.

Vàng đang lấp lánh

Chơi chứng khoán nhiều năm và xem cổ phiếu là một kênh đầu tư nhưng bà Vân Nga (quận 3, TP.HCM) phải lắc đầu khi mức lãi rất nhỏ. “May mắn là tôi còn giữ lại được vốn, chứ không ít người thua lỗ vì thị trường chứng khoán từ đầu năm đến giờ không khởi sắc, thậm chí có thời điểm lao dốc mạnh. Tôi đành rút tiền từ cổ phiếu chuyển sang đầu tư vào vàng” - bà Vân Nga cho biết. Bà Vân Nga còn cảm thấy tiếc nuối không tham gia đầu tư sớm hơn vào vàng vì đến lúc này mức lợi nhuận từ kênh này tăng mạnh.

Chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải nhìn nhận dù chưa hình thành xu hướng rõ rệt nhưng việc một số nhà đầu tư rút chân khỏi chứng khoán chuyển qua vàng là điều dễ hiểu vì nhà đầu tư luôn hướng đến lĩnh vực có lợi nhuận tốt hơn. Cụ thể là trong khi thị trường chứng khoán lình xình thì vàng đang có những bước tăng tốc hiếm thấy. Đặc biệt, thời gian gần đây giá vàng đã xô đổ mọi kỷ lục và lên mức cao nhất mọi thời đại.

Đơn cử ngày 27/7 vừa qua, giá vàng vọt lên mức đỉnh 1.940 USD/ounce, vượt qua mức đỉnh tháng 9-2011 là 1.920 USD/ounce. Giá vàng thế giới tăng mạnh đẩy giá vàng SJC tại thị trường trong nước tăng vọt trên 58 triệu đồng/lượng, so với mức 49 triệu đồng/lượng vào hồi đầu tháng 7. Mức tăng gần 1 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng chưa đầy một tháng cho thấy giá vàng đang hấp dẫn.

“Trong khi đó, chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm nay diễn biến không mấy tích cực. Nếu vào tháng 2/2020, VN-Index có lúc tiệm cận 900 điểm thì do tác động Covid-19 đẩy chỉ số này vào tháng 3 chỉ còn 640 điểm và giờ đây xoay quanh mốc 800-850 điểm” - ông Hải nói.

Còn theo thống kê của Quỹ đầu tư VinaCapital, riêng trong giai đoạn từ ngày 24 đến 31-7, thời điểm giá vàng tăng lên đỉnh, thị trường chứng khoán đã mất 6,8%.

Nhìn về thời gian dài hơn, trang Goldprice cho biết, nếu nắm giữ vàng cách đây 5 năm thì nhà đầu tư có mức lãi 885 USD/ounce, tương đương 25 triệu đồng/lượng. Còn nắm giữ trong vòng một năm lãi 553 USD/ounce, tương đương khoảng 15,6 triệu đồng/lượng.

Chính vì lý do này mà không chỉ tại Việt Nam mà trên thị trường quốc tế, vàng cũng là kênh đầu tư được quan tâm. Hãng tin Bloomberg dẫn một nghiên cứu của Quỹ đầu tư chiến lược Invesco (Mỹ) cho thấy dưới sự lấp lánh của vàng, trong 12 tháng tới, 1/3 quỹ tài sản sẽ giảm tỉ trọng cổ phiếu chuyển danh mục đầu tư vàng.


Coi chừng những yếu tố bất ngờ


TS Nguyễn Thị Mỹ Linh, giảng viên tài chính ĐH RMIT, nhìn nhận tại Việt Nam vàng luôn là một trong những kênh đầu tư truyền thống. Khi giá vàng tăng mạnh sẽ dẫn đến một dòng vốn chuyển vào vàng, từ đó có thể gây nhiều tác động đến nền kinh tế.


Ví dụ nó làm giảm tính thanh khoản của thị trường chứng khoán vì nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn từ chứng khoán sang vàng. Các kênh đầu tư khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Đặc biệt, các khoản tiền lớn chảy vào vàng cũng có thể gây tổn hại đến việc huy động vốn của ngân hàng. Điều này có nghĩa là người dân sẽ ít gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vì lãi không hấp dẫn bằng vàng, do đó dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ khó vay tín dụng hơn.

Bởi vậy cơ quan chức năng cần theo dõi sát và đánh giá được đúng sự dịch chuyển của dòng tiền vào thị trường vàng để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm ổn định thị trường.

TS Nguyễn Thị Mỹ Linh cũng cảnh báo xu hướng giá vàng hiện không chắc chắn lắm vì nó phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và sự hồi phục của nền kinh tế thế giới.

“Do đó, các nhà đầu tư phải hết sức cẩn trọng, không nên tập trung đầu tư quá nhiều vào vàng, mà nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư khác. Đặc biệt hết sức rủi ro cho những người sử dụng đòn bẩy tài chính, vay tiền để đầu tư vào vàng” - TS Linh khuyến nghị.

Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital Andy Ho cũng đánh giá dịch bệnh Covid-19 đã quay lại và lan truyền trong cộng đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài lại bắt đầu mua vào hàng chục tỉ USD, đảo ngược xu hướng bán ròng trong những tuần vừa qua để cơ cấu lại danh mục đầu tư dựa trên tận dụng lợi thế từ việc giảm điểm trước đó của thị trường- kinh doanh gì với 50 triệu.

Ông Andy Ho cũng cho rằng, để duy trì động lực cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới, Nhà nước nên giảm thuế cho các doanh nghiệp trong 1-2 năm tới để thúc đẩy lợi nhuận và tăng trưởng; tiếp tục thực hiện biện pháp lãi tiền gửi thấp trong hệ thống ngân hàng nhằm khuyến khích nhà đầu tư trong nước đổ tiền vào chứng khoán. Khi nguồn vốn từ thị trường chứng khoán được đưa vào nền kinh tế sẽ giúp nhiều cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thay vì đổ tiền vào vàng.

Đồng quan điểm, một số chuyên gia khác phân tích giá vàng tăng đột biến, song cần lưu ý rằng tại Việt Nam, trong những năm gần đây vàng gần như không còn được coi là một kênh đầu tư, tiết kiệm hấp dẫn.

Đáng lo ngại là hiện giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới vốn mang nặng tính đầu cơ. Mặt khác, để giảm rủi ro, các công ty kinh doanh vàng có thời điểm kéo giãn khoảng cách giữa giá mua và giá bán lên đến gần 2 triệu đồng. Nghĩa là người bán đang đẩy rủi ro về phía người mua.

“Giá vàng đã tăng rất nóng và kinh nghiệm cho thấy không có loại hàng hóa nào chỉ có lên mà không xuống. Trong quá khứ, không ít nhà đầu tư đã phải trả giá đắt vì đầu tư lúc vàng lên cơn sốt. Đơn cử giai đoạn 2012-2015 vàng bị mất giá đến hơn 40%, nhiều người lỗ nặng” - một chuyên gia kinh tế cảnh báo.
                                                                                                                              (Nhật Nam)
Nhân sự ngân hàng: Big 4 ồ ạt tuyển dụng, nhóm tư nhân dè dặt

Nhân sự ngân hàng: Big 4 ồ ạt tuyển dụng, nhóm tư nhân dè dặt

tháng 8 03, 2020
Trong khi một số ngân hàng dự kiến tinh giản nhân sự hoặc giảm lương giữa bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, nhiều bên có kế hoạch tuyển thêm và luân chuyển cán bộ. Các ngân hàng quốc doanh có xu hướng tuyển dụng thêm nhân viên tín dụng. Các nhà băng tư nhân tiết giảm chi phí, tăng năng suất. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh quay trở lại nhằm bán chéo sản phẩm bảo hiểm.

Cuối tháng 7, VietinBank thông báo tuyển dụng nhân sự trụ sở chính với 48 chỉ tiêu và tại các chi nhánh với 185 chỉ tiêu. Trước đó, ngân hàng liên tục thông báo tuyển người với hơn trăm chỉ tiêu mỗi đợt. https://dautusieuloinhuan29.com/200-trieu-dau-tu-gi/

Nhà băng này cũng là đơn vị biến động, điều chuyển nhân sự sôi động nhất nửa đầu 2020. Trong 3 tháng gần đây, ngân hàng tổ chức 5 đợt công bố các quyết định điều động bổ nhiệm nhân sự các cấp phó tổng giám đốc, trưởng/phó phòng hội sở chính, giám đốc các chi nhánh và nhiều cán bộ công ty con…

Tại phiên họp thường niên 2020, Chủ tịch HĐQT Lê Đức Thọ cho biết VietinBank không định hướng giảm nhân sự do cần xây dựng cán bộ cho tương lai. Ngân hàng sẽ cơ cấu lại, bố trí cán bộ theo hướng phù hợp với năng lực, nâng cao năng suất của từng bộ phận.

Tương tự, Vietcombank liên tục đăng tin tuyển dụng tại trụ sở chính và chi nhánh chủ yếu ở vị trí chuyên viên. Ngân hàng cũng bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp giám đốc, trưởng phòng tại trụ sở chính vào giữa tháng 6.

Trong kế hoạch nhân sự 2020, quy mô nhân viên của Vietcombank dự kiến tăng 12% lên 2.270 người và tỷ lệ chi phí lương trên lãi trước thuế nâng từ 27% lên 37%. Tổng giám đốc Phạm Quang Dũng từng cho biết tại đại hội thường niên ngân hàng sẽ không giảm lương của người lao động, nếu có chỉ hạ thu nhập của ban lãnh đạo. Ban điều hành sẽ cố gắng kiểm soát danh mục, chất lượng tín dụng để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh.

BIDV cũng thông báo tuyển nhân sự tại hơn 40 vị trí từ đầu năm, chủ yếu là nhân viên tín dụng, công nghệ thông tin… Không riêng ngân hàng Việt, HSBC cũng có kế hoạch tuyển thêm 500 nhân viên tín dụng tại khu vực châu Á dù dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp vào đầu tháng 3, nhằm thâm nhập vào thị trường quản lí tài sản.

Diễn biến nhân sự tại một số ngân hàng nửa đầu năm 2020. Nguồn: BCTC.

Ở chiều ngược lại, nhiều nhà băng tư nhân có kế hoạch dừng tuyển dụng và giảm lương nhân viên để tiết kiệm chi phí. Đơn cử, VPBank trong nửa đầu năm giảm hơn 4.200 nhân viên. Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh cho biết tại phiên họp thường niên, ngân hàng sẽ nỗ lực tái cấu trúc, giảm chi phí, nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình trong năm 2020. 

Tương tự tại MB, ngân hàng giảm nhân sự từ 15.691 người xuống 14.969 người. Ban điều hành ngân hàng đề cập trong báo cáo đầu năm, sẽ hạ chi phí hoạt động, các khoản chi chưa cấp thiết trong bối cảnh khó khăn, theo chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Sacombank cũng tinh giản biên chế, tái cấu trúc bộ máy, giảm gần 600 nhân viên trong 6 tháng, còn gần 18.640 người - đầu tư tài chính cá nhân.

Với TPBank, sau khi số lượng nhân viên tăng trong 4 tháng đầu năm, Tổng giám đốc Nguyễn Hưng chia sẻ sẽ dừng tuyển mới và không tăng lương cho người lao động trong năm nay. Ngân hàng xác định trong bối cảnh khó khăn, cần tiết giảm chi phí, đồng thời tăng năng suất lao động của nhân viên để đáp ứng nhu cầu phát triển.

PG Bank cũng cho biết sẽ không tuyển dụng thêm nhân sự năm 2020, chỉ điều chuyển nhân sự nội bộ và tuyển dụng bổ sung nhân sự nghỉ việc. Đồng thời, ngân hàng sẽ thực hiện cơ cấu lại các điểm giao dịch kém hiệu quả.

SHB cho biết các cấp lãnh đạo HĐQT, Ban Điều hành và cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng tự nguyện giảm lương 50% cho đến khi công bố hết dịch. Thu nhập các cấp quản lý toàn hệ thống từ phó phòng sẽ giảm 10- 30% tùy theo mức lương. 

Từ tháng 4, HDBank cũng giảm lương kinh doanh 10-25% để đối phó với tình hình phức tạp của đại dịch, áp dụng cho nhân viên có tổng lương từ 10 triệu trở lên.

Theo báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam quý II của Navigos Search, các ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn rà soát các chi phí vận hành theo chỉ đạo của Thống đốc, dẫn đến việc nhu cầu tuyển dụng chững lại và chưa có dấu hiệu tái khởi động, đặc biệt đối với phân khúc tuyển dụng ứng viên cao cấp.

Tuy nhiên, với phân khúc nhân viên và chuyên viên, tại các ngân hàng từ quý II xuất hiện xu hướng tuyển dụng lớn các vị trí kinh doanh để phục vụ cho dịch vụ bán chéo (cross sales) các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.